[Phát triển Kỹ năng Cá nhân] Bài kiểm tra 1
[Phát triển Kỹ năng Cá nhân] Bài 1 Kỹ năng quản lý bản thân
[Phát triển Kỹ năng Cá nhân] Bài 2 Kỹ năng giao tiếp cơ bản
[Phát triển Kỹ năng Cá nhân] Bài 3 Kỹ năng giao tiếp trong công việc

Câu Hỏi 1 Theo mô hình cửa sổ Johari, để phát triển bản thân thì con người cần chú trọng mở rộng phần nào?
A. Phần công khai/ Open (Đ)
B.Phần không biết/ Unknow
C.Phần mù/Blind
D.Phần che giấu/ Hidden
Đáp án đúng là: Phần công khai/ Open
Câu Hỏi 2 Mối quan hệ ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố nào?
A.Văn hóa địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động/ quốc tịch của doanh nghiệp
B.Loại hình doanh nghiệp
C. Phong cách của ban lãnh đạo doanh nghiệp (Đ)
D.Tính cách của từng nhân viên
Đáp án đúng là: Phong cách của ban lãnh đạo doanh nghiệp
Tham khảo: Bài giảng text Bài 3. Kỹ năng giao tiếp trong công việc, mục 4.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp ứng xử trong doanh nghiệp.
Câu Hỏi 3 Theo mô hình cửa sổ Johari, nếu một người sống quá khép kín, ngại giao tiếp thì người đó có thể gặp những điểm bất lợi gì?
A.Giữ được nhiều bí mật của bản thân
B.Được đánh giá là người thâm trầm, kín đáo
C. Thiếu thông tin, bỏ lỡ cơ hội hợp tác, phát triển (Đ)
D.Tiết kiệm năng lượng và thời gian
Đáp án đúng là: Thiếu thông tin, bỏ lỡ cơ hội hợp tác, phát triển
Tham khảo: Bài giảng text Bài 1. Kỹ năng quản lý bản thân, mục 1.1.1.Mô hình cửa sổ Johari.
Câu Hỏi 4 Theo mô hình cửa sổ Johari, cách thức mà con người tương tác với người khác để hiểu về bản thân là gì?
A.Tiếp nhận thông tin nhiều chiều từ bên ngoài
B. Tự bộc lộ và đón nhận thông tin phản hồi (Đ)
C.Tích cực giao lưu hợp tác với người khác
D.Chân thành lắng nghe ý kiến góp ý từ người khác
Đáp án đúng là: Tự bộc lộ và đón nhận thông tin phản hồi
Câu Hỏi 5 Tìm câu trả lời đúng nhất. Vì sao con người cần hiểu biết năng lực của bản thân mình?
A.Vì con người cần biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để thành công trong cuộc sống
B.Vì việc nhận biết về bản thân sẽ quy định thái độ trong quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh.
C.Vì con người cần phát huy những điểm mạnh và tìm cách khắc phục những điểm yếu để tự hoàn thiện mình
D. Vì đó là tiền đề quan trọng để con người xây dựng nhân hiệu, tạo dựng hình ảnh và uy tín cá nhân hướng đến sự thành công trong công việc và cuôc sống (Đ)
Đáp án đúng là: Vì đó là tiền đề quan trọng để con người xây dựng nhân hiệu, tạo dựng hình ảnh và uy tín cá nhân hướng đến sự thành công trong công việc và cuôc sống
Câu Hỏi 6 Khi mới được tuyển dụng vào làm việc, nhân viên cấp dưới không nên:
A.Chịu khó tìm hiểu về nơi làm việc, các mối quan hệ công việc
B. Tò mò tìm hiểu các mối quan hệ cá nhân (Đ)
C.Thể hiện tinh thần trách nhiệm với công việc được giao
D.Ở lại làm thêm giờ cùng các đồng nghiệp
Đáp án đúng là: Tò mò tìm hiểu các mối quan hệ cá nhân
Tham khảo: Bài giảng text Bài 3. Kỹ năng giao tiếp trong công việc, mục 4.2.2.2.Những điều cấp dưới nên ứng xử.
Câu Hỏi 7 Trong các nhân tố sau, nhân tố nào khiến cho quá trình giao tiếp không được triển khai thuận lợi?
A.Người gửi muốn truyền thông điệp
B.Người nhận muốn nhận thông điệp từ người gửi
C. Người gửi không thể mã hóa đúng thông điệp (Đ)
D.Người nhận có khả năng hiểu thông điệp
Đáp án đúng là: Người gửi không thể mã hóa đúng thông điệp
Tham khảo: Bài giảng text Bài 2. Kỹ năng giao tiếp cơ bản, mục 2.3. Định nghĩa về giao tiếp.
Câu Hỏi 8 Xác định một luận điểm thể hiện cách hiểu đúng nhất về khái niệm giao tiếp trong các phương án dưới đây:
A. Giao tiếp là cách thức con người tạo lập các mối liên hệ với những người khác trong xã hội (Đ)
B.Giao tiếp là cách thức con người trao đổi thông tin với nhau
C.Giao tiếp là cách thức con người trao đổi tâm tư tình cảm với nhau
D.Giao tiếp là cách thức con người trao đổi tri thức cho nhau
Đáp án đúng là: Giao tiếp là cách thức con người tạo lập các mối liên hệ với những người khác trong xã hội
Tham khảo: Bài giảng text Bài 2. Kỹ năng giao tiếp cơ bản, mục 2.3. Định ngĩa về giao tiếp.
Câu Hỏi 9 Khi công việc được giao có những thay đổi đáng kể về phạm vi và cấp độ, xuất hiện nguy cơ quá tải khiến không thể đảm đương được công việc thì cấp dưới cần làm gì?
A.Im lặng, không làm gì vì cấp trên đã giao việc thì chắc phải biết vấn đề
B.Buông xuôi, làm được đến đâu thì làm
C. Chủ động đề xuất với cấp trên về phương án thực hiện và nói rõ giới hạn khả năng của mình (Đ)
D.Tạo diễn đàn chia sẻ bức xúc với các đồng nghiệp khác
Đáp án đúng là: Chủ động đề xuất với cấp trên về phương án thực hiện và nói rõ giới hạn khả năng của mình
Tham khảo: Bài giảng text Bài 3. Kỹ năng giao tiếp trong công việc, mục 4.2.2.2.Những điều cấp dưới nên ứng xử.
Câu Hỏi 10 Khi chưa thực sự hiểu rõ yêu cầu của công việc; thực trạng công việc; phương pháp làm việc; v.v. nhân viên cấp dưới nên giải quyết như thế nào?
A.Tự làm theo cách của mình
B.Hỏi kinh nghiệm của các nhân viên khác
C. Chủ động hỏi ý kiến cấp trên (Đ)
D.Tạm gác công việc lại
Đáp án đúng là: Chủ động hỏi ý kiến cấp trên
Câu Hỏi 11 Để giao tiếp thành công thì con người cần xác định cự li và phương pháp giao tiếp với người khác như thế nào?
A.Với mọi người đều sử dụng phương pháp và cự li giao tiếp như nhau
B.Không cần xác định cự li hay phương pháp giao tiếp với từng người vì với bất kì ai mình cũng nên tận tình chu đáo
C. Nên xác định cự li và phương pháp giao tiếp với từng đối tượng cụ thể để có cách ứng xử phù hợp (Đ)
D.Việc giao tiếp với người khác như thế nào tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể nên không cần xác định trước
Đáp án đúng là: Nên xác định cự li và phương pháp giao tiếp với từng đối tượng cụ thể để có cách ứng xử phù hợp
Tham khảo: Bài giảng text Bài 2. Kỹ năng giao tiếp cơ bản, mục 2.7.2.2. Một số hình thức giao tiếp phi ngôn từ.
Câu Hỏi 12 Tìm phương án đúng nhất. Một người được coi là thực sự có khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân khi người đó:
A.Giữ bề ngoài bình thản, cố gắng giữ sự khó chịu bên trong
B.Dằn vặt bản thân, đau đầu mất ngủ
C.Kiềm chế sự bốc đồng của bản thân
D. Giữ bình tĩnh trước mọi bất ngờ xảy ra (Đ)
Đáp án đúng là: Giữ bình tĩnh trước mọi bất ngờ xảy ra
Tham khảo: Bài giảng text Bài 1. Kỹ năng quản lý bản thân, mục 1.3.Niềm tin và thái độ tích cực trong cuộc sống.
Câu Hỏi 13 Xác định một nhân tố gây cản trở quá trình giao tiếp trong các nhân tố sau:
A.Thông điệp được mã hóa và gửi đi rõ ràng, mạch lạc
B.Người gửi thông điệp hiểu rõ những gì mình muốn nói
C. Người nhận không giải mã đúng thông điệp (Đ)
D.Người nhận thông điệp mong muốn tiếp nhận thông tin
Đáp án đúng là: Người nhận không giải mã đúng thông điệp
Tham khảo: Bài giảng text Bài 2. Kỹ năng giao tiếp cơ bản, mục 2.3. Định nghĩa về giao tiếp.
Câu Hỏi 14 Người quản lý nên làm gì để có thể nghe được những ý kiến phản hồi từ các nhân viên của mình?
A.Tuyên bố một trong những phẩm chất cần thiết của cấp dưới là biết tuân thủ.
B.Phản ứng mạnh mẽ với những người bất đồng quan điểm
C. Điềm đạm, bình tĩnh sẵn sàng tiếp nhận thông tin nhiều chiều (Đ)
D.Thái độ đối xử với từng nhân viên luôn được phân biệt rõ
Đáp án đúng là: Điềm đạm, bình tĩnh sẵn sàng tiếp nhận thông tin nhiều chiều
Tham khảo: Bài giảng text Bài 3. Kỹ năng giao tiếp trong công việc, mục 4.2.1.2.Những điều cấp trên nên thực hiện.
Câu Hỏi 15 Khi có ý tưởng muốn đề xuất với cấp trên để hoàn thiện công việc, hoàn thiện tổ chức, v.v. bạn nên làm gì?
A.Im lặng, lúc nào tiện thì nói
B.Nhờ đồng nghiệp đề xuất hộ
C.Đề xuất quá nhiều ý tưởng một lúc
D. Cân nhắc, chọn lọc ý tưởng đề xuất phù hợp (Đ)
Đáp án đúng là: Cân nhắc, chọn lọc ý tưởng đề xuất phù hợp
Tham khảo: Bài giảng text Bài 3. Kỹ năng giao tiếp trong công việc, mục 4.2.2.2.Những điều cấp dưới nên ứng xử.
Câu Hỏi 16 Xác định một luận điểm đúng nhất trong số các luận điểm dưới đây bàn về tính cách và trang phục của con người.
A.Mỗi người có tính cách khác nhau nên phong cách ăn mặc cũng khác nhau
B.Những người có phong cách ăn mặc giống nhau thì tính cách cũng giống nhau
C. Những người có phong cách ăn mặc giống nhau nhưng tính cách vẫn có thể khác nhau (Đ)
D.Những người không ăn mặc giống nhau thì tính cách cũng không thể giống nhau
Đáp án đúng là: Những người có phong cách ăn mặc giống nhau nhưng tính cách vẫn có thể khác nhau
Tham khảo: Bài giảng text Bài 2. Kỹ năng giao tiếp cơ bản, mục 2.7.2.2. Một số hình thức giao tiếp phi ngôn từ.
Câu Hỏi 17 Một người tự tin về bản thân thì sẽ phản ứng như thế nào khi được yêu cầu trình bày quan điểm của mình?
A.Che giấu cảm xúc, tìm cách lảng tránh câu hỏi trực tiếp
B.Nghe ngóng các ý kiến xung quanh để hùa theo ý kiến số đông
C. Nói ra những quan điểm của mình và sẵn sàng bảo vệ niềm tin về những gì là đúng (Đ)
D.Im lặng trong mọi trường hợp
Đáp án đúng là: Nói ra những quan điểm của mình và sẵn sàng bảo vệ niềm tin về những gì là đúng
Tham khảo: Bài giảng text Bài 1. Kỹ năng quản lý bản thân, mục 1.3. Niềm tin và thái độ tích cực trong cuộc sống.
Câu Hỏi 18 Tìm phương án đúng nhất. Muốn phát triển được bản thân thì con người cần phải làm gì?
A.Nhận biết năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân rồi thụ động chờ đợi thời cơ
B.Đặt ra mục tiêu phù hợp với năng lực bản thân, lập kế hoạch để từng bước thực hiện mục tiêu đó
C. Nhận biết năng lực bản thân, đặt ra mục tiêu phù hợp, lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu (Đ)
D.Đặt ra mục tiêu lớn, thể hiện hoài bão, khát vọng và chờ đợi sự giúp đỡ để hoàn thành mục tiêu
Đáp án đúng là: Nhận biết năng lực bản thân, đặt ra mục tiêu phù hợp, lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu
Tham khảo: Bài giảng text Bài 1. Kỹ năng quản lý bản thân, mục 1.3.Vạch ra định hướng, thiết kế mục tiêu
Câu Hỏi 19 Tìm câu trả lời đúng nhất. Những người là đối tác thân thiết của nhau cần cư xử thế nào để duy trì mối quan hệ lâu dài với nhau?
A.Đã là đối tác thân thiết của nhau thì không cần giữ lễ nghĩa khoảng cách với nhau
B.Nếu là lần gặp gỡ đầu tiên thì các đối tác mới cần phải giữ lễ nghĩa, khoảng cách với nhau
C.Dù là lần gặp gỡ đầu tiên thì các đối tác cũng không cần giữ lễ nghĩa, khoảng cách với nhau
D. Dù là thân cận đến mấy thì các đối tác cũng nên giữ lễ nghĩa, khoảng cách nhất định, không được suồng sã với nhau (Đ)
Đáp án đúng là: Dù là thân cận đến mấy thì các đối tác cũng nên giữ lễ nghĩa, khoảng cách nhất định, không được suồng sã với nhau
Tham khảo: Bài giảng text Bài 2. Kỹ năng giao tiếp cơ bản, mục 2.8.2. Duy trì giao tiếp.
Câu Hỏi 20 Quan niệm nào sau đây là không đúng về mối quan hệ cấp trên cấp dưới trong doanh nghiệp
A. Quan niệm về mối quan hệ cấp trên – cấp dưới là giống nhau ở mọi doanh nghiệp (Đ)
B.Mối quan hệ cấp trên – cấp dưới được quy định như thế nào là tùy thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể
C.Quan niệm về mối quan hệ cấp trên – cấp dưới bị ảnh hưởng bởi văn hóa của từng địa phương, từng quốc gia
D.Quan niệm về mối quan hệ cấp trên – cấp dưới tùy thuộc vào quốc tịch của doanh nghiệp
Đáp án đúng là: Quan niệm về mối quan hệ cấp trên – cấp dưới là giống nhau ở mọi doanh nghiệp
Tham khảo: Bài giảng text Bài 3. Kỹ năng giao tiếp trong công việc, mục 4.2.2.1.Quan niệm về mối quan hệ cấp dưới-cấp trên.