Câu 2. Chỉ ra và phân tích biện pháp nghệ thuật trong câu:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
Hướng dẫn trả lời:
– Ẩn dụ: “mặt trời” (trong câu thơ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng)
– Hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của tự nhiên, còn ở câu thơ thứ hai, hình ảnh mặt trời mang ý nghĩa ẩn dụ
– Tác dụng: Thể hiện tình cảm của người mẹ đối với người con. Con là mặt trời của mẹ, là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi, vừa thiêng liêng của đời mẹ. Con đã góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống.
Câu 9: Đã có nhiều nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh đất nước rất đẹp. Thế nhưng, nếu đã đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, ta không thể quên khổ thơ:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Em hãy trình bày ấn tượng về đất nước qua việc phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên.
Gợi ý
– Điệp ngữ: “đất nước” được lặp lại hai lần thể hiện cảm hững chủ đạo khổ thơ là nghĩ về đất nước, nghĩ về những biến động thăng trầm của lịch sử.
– Trong bốn câu thơ, Thanh Hải đã nhân hoá đất nước “vất vả và gian lao”. Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang vóc dáng người mẹ, người chị tần tảo, cần cù “vất vả và gian lao”.
– Khi so sánh đất nước với “vì sao cứ đi lên phía trước”, nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh đất nước rất khiêm nhường (là vì sao chứ không dùng hình ảnh mặt trời) nhưng cũng rất tráng lệ. Là một vì sao nhưng ở vị trí đi lên phía trước dẫn đầu. Đó là hình ảnh tiên phong của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử thế giới. Sao là vẻ đẹp thiên nhiên vĩnh hằng vượt qua mọi không gian và thời gian luôn sáng lấp lánh. Sao cũng là hình ảnh rạng ngời trên lá cờ Tổ quốc.
– Cụm từ “cứ đi lên”thể hiện quyết tâm cao độ hiên ngang tiến lên phía trước.
– Hình ảnh thơ đặc sắc và hàm súc, ca ngợi sự trường tồn, hướng về tương lai của đất nước. Đó chính là lòng tự hào dân tộc sâu sắc
Câu 10:
Xác định và chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“ Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
(Sang thu- Hữu Thỉnh)
– Các biện pháp tu từ được sử dụng là:
+Nhân hóa: sông dềnh dành, chim vội vã, mây vắt nửa mình sang thu;
+ Các từ láy: vội vàng, dềnh dàng;
+ Phép đối: sông được lúc dềnh dàng/ chim bắt đầu vội vã.
– Tác dụng:
+ Nghệ thuật nhân hóa: sông dềnh dành, chim vội vã, mây vắt nửa mình sang thu.
-> Thiên nhiên có hồn, sống động, gợi cảm.
+ Các từ láy: vội vàng, dềnh dàng-> hình tượng hóa, cụ thể hóa các đặc điểm của cảnh vật (sông, chim) mùa thu.
+ Phép đối: sông được lúc dềnh dàng/ chim bắt đầu vội vã-> cấu trúc chặt chẽ mà tuyệt đẹp như thơ cổ-> cảm nhận rất tinh tế của nhà thơ về sự thay đổi của thiên nhiên, đất trời lúc giao mùa.
– Hình ảnh đám mây vừa thực vừa hư là sản phẩm của trí tưởng tượng tuyệt vời mà tác giả đem lại cho người đọc.
-> Khẳng định khổ thơ đẹp về mặt tạo hình, tinh về cảm nhận đem đến cho người đọc những cảm giác, cảm nhận thú vị mới lạ về mùa thu.
Câu 11. Xác định và chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
(Nói với con – Y Phương)
– Biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu:
Điệp từ “bước tới”, điệp cấu trúc.
Liệt kê “chân phải”, “chân trái”, “một bước”, “hai bước”, “tiếng nói”, “tiếng cười”
Tác dụng: Gợi không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đầy ắp niềm vui, đầy ắp tiếng nói cười. Ở đó, trong từng bước đi chập chững của con đều có sự dìu dắt, nâng đỡ của cha mẹ. Ẩn chứa trong đó là niềm hạnh phúc vô biên của cha mẹ.