Các biện pháp tu từ được love 15.org chia sẻ, mong giúp các bạn hiểu rõ hơn về nội dung này

Các biện pháp tu từ đã được học
Các biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, Hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
1. So sánh:
– So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ : Mặt trời xuống biển như hòn lửa
A như B
So sánh mặt trời = hòn lửa có sự tương đồng về hình dáng, màu sắc -> để làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa gần gũi.
2. Ẩn dụ
– Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vì : lấy tên mặt trời gọi Bác. Mặt trời giống như Bác có sự tương đồng về công lao giá trị. Mặt trời đem lại sự sống cho muôn loài vạn vật cũng như Bác đem lại hạnh phúc tự do cho dân tộc Việt Nam…
3. Nhân hóa:
– Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật…bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật…trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Ví dụ : Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Nhân hóa hoa, mây, ngọc, tuyết để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân sánh ngang với vẻ đẹp của thiên nhiên, khiến cho thiên nhiên cũng phải mỉm cười, nhường nhịn -> dự báo số phận êm ấm của nàng Vân.
4. Hoán dụ:
Hoán dụ là gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ : Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Trái tim chỉ người chiến sĩ yêu nước, kiên cường, gan dạ, dũng cảm -> Giữa trái tim và người chiến sĩ có quan hệ gần gũi với nhau, lấy bộ phận để chỉ toàn thể.
5. Nói quá:
– Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất cớngự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu đạt.
Ví dụ : Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Nói quá mức độ mồ hôi rơi rất nhiều để nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo…
6. Nói giảm, nói tránh:
– Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ : Bác nằm trong giấc ngủ bình yên.
Bác đã mất nhưng tác giả nói Bác đang nằm ngủ là làm giảm đi nỗi đau mất Bác.
7. Điệp ngữ
– Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp đi, lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp đi, lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
Ví dụ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hũa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Điệp từ ta làm được sử dụng ba lần nhằm nhấn mạnh ước nguyện của tác giả Thanh Hải. Ông muốn làm con chim để cất tiếng hót vang, làm một nhành hoa để làm đẹp cho đời và làm một nốt trầm để ngân vang mãi trong bản nhạc. Ước nguyện thật giản dị nhưng cũng thật cao đẹp và đáng trân trọng.
8. Chơi chữ:
– Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước…. làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
Ví dụ : Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Quốc quốc, gia gia là chơi chữ chỉ nước, nhà. Qua đó chỉ nỗi nhỡ nước thương nhà của nhà thơ khi phải dời xa gia đình.
Kết Luận
Love15.org cảm ơn thầy cô và các bạn đã đọc bài viết Các biện pháp tu từ , mong love Teen giúp các bạn hiểu rõ hơn về nội dung này.
Theo blogtailieu.com